data storytelling

Bạn đã biết kể chuyện bằng dữ liệu hay mới chỉ trực quan hóa dữ liệu?

Data visualization (trực quan hóa dữ liệu) và Data storytelling (kể chuyện qua dữ liệu) là hai khái niệm ngày càng phố biến khi nhắc tới trình bày dữ liệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được hai cụm từ này. Nhiều người có xu hướng cho rằng 2 từ này được định nghĩa giống nhau, nhưng trên thực tế, data visualization và data storytelling lại có nhiều điểm khác biệt. Hãy đọc bài viết này và tìm hiểu xem bạn đã biết kể những câu chuyện hấp dẫn bằng dữ liệu chưa hay mới chỉ trực quan hóa thôi nhé.

Dữ liệu (Data) – một con dao hai lưỡi.

Không thể phủ nhận rằng, dữ liệu chính là một con dao cực kỳ sắc bén mà nhờ đó, chúng ta có thể có được những “miếng bánh” đắt giá, chẳng hạn như một cơ hội kinh doanh lời lãi hay một kế hoạch cắt giảm chi tiêu hiệu quả,… Chỉ cần có có dữ liệu trong tay, các quyết định đều sẽ trở nên dễ dàng và đúng đắn hơn.

Thế nhưng, đôi khi chính con dao sắc bén này lại trở thành vũ khí cản trở chúng ta. Đó là vì chúng ta thường có xu hướng muốn sử dụng TẤT CẢ những dữ liệu mà mình đã cất công thu thập được. Ngay cả các chuyên gia về trực quan hóa dữ liệu với khả năng trình bày bảng biểu và sơ đồ một cách sinh động cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra ý nghĩa từ nguồn dữ liệu sẵn có nếu thiếu đi kỹ năng “kể chuyện”.

Khi chưa có câu chuyện, dữ liệu sẽ khó gây ấn tượng, bởi:

Dữ liệu chưa được thấu hiểu:

Chúng ta không nhất thiết phải có nhiều dữ liệu thì mới có thể giải quyết vấn đề của mình. Điều chúng ta cần làm là xác định và truyền đạt những giá trị hữu ích trích xuất được từ dữ liệu sẵn có.

Dữ liệu thường khó nắm bắt:

Nhìn vào một bảng biểu đầy số liệu, người đọc sẽ khó để nắm bắt ngay đâu là thông tin mình cần. Vì thế, họ khó có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. 

Vậy làm thế nào để giải quyết “cuộc khủng hoảng” dữ liệu này?

Trước tiên, bạn phải phân biệt hai khái niệm quan trọng thường song hành cùng nhau: “kể chuyện qua dữ liệu” và “trực quan hóa dữ liệu”. Sau đó, hãy tìm hiểu các kỹ thuật giúp bạn trình bày ý tưởng của mình theo hướng kể câu chuyện dữ liệu. Bài viết này sẽ giúp bạn có những bước đi đầu tiên trên hành trình đầy thú vị này. 

data storytelling

Data visualization – Trực quan hóa dữ liệu là gì?

Trực quan hóa dữ liệu được hiểu đơn giản là việc diễn giải và mô tả dữ liệu. Có thể là dùng bảng biểu, sơ đồ từ Excel hoặc vận dụng các hình khối, màu sắc, kích thước,… nhằm thu hút sự tập trung thị giác vào các kết quả của dữ liệu. Điểm mấu chốt của trực quan hóa dữ liệu là truyền đạt nội dung của các số liệu một cách sinh động, dễ hiểu.

Trực quan hóa dữ liệu có thể:

  • Cung cấp ngữ cảnh
  • Nhấn mạnh và tập trung sự chú ý đến những thông tin quan trọng. (và thuyết phục người khác một cách trực quan)
  • Kích thích hành động

trực quan hóa dữ liệu và data storytelling

Tuy nhiên, trực quan hoá dữ liệu thôi là chưa đủ. Điều kì diệu chỉ thực sự xảy ra nó được kết hợp thêm với những câu chuyện nữa.

> Xem thêm: Dữ liệu giúp gì cho kế hoạch kinh doanh hậu Covid?

Data storytelling (Kể chuyện bằng dữ liệu): Nó là gì và tại sao lại quan trọng?

Data storytelling chính là kỹ thuật kể câu chuyện đằng sau những con số. Nói cách khác, đây là cách dữ liệu tự kể câu chuyện của mình, không cần thêm phần giải thích nhưng vẫn đủ để người đọc hiểu và đưa ra kết luận.

Kể chuyện bằng dữ liệu khác với trực quan hóa dữ liệu, vì nó yêu cầu cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về thông điệp bạn muốn đưa ra. Trước tiên, bạn phải tập trung vào người xem/người đọc của mình và đưa ra một thông điệp xuyên suốt trước khi thực hiện quá trình trực quan hoá dữ liệu. Bạn cần xác định ngay từ đầu rằng:

  • Tôi muốn người xem biết gì và làm gì với dữ liệu mà tôi đang trình bày?
  • Làm thế nào để dẫn dắt từ một câu chuyện đến những hành động thực tế?
  • Dữ liệu sẽ giúp tôi đưa ra quyết định như thế nào?

data storytelling

>> Đọc thêm: Data storytelling là gì? Ưu điểm của data storytelling

Không phải mọi dữ liệu được trình bày đều nhất thiết có mục đích. Mỗi phần dữ liệu bạn đưa vào nên phục vụ cho một mục đích nào đó. Nếu không, hãy mạnh dạn loại bỏ dữ liệu đó đi.

Làm thế nào để bắt đầu với data storytelling?

Đến đây, chúng ta đều hiểu rằng kể câu chuyện đằng sau những con số sẽ khiến dữ liệu mang nhiều ý nghĩa. Nhiều người sẽ bắt đầu tự hỏi: Chúng ta nên bắt đầu như thế nào đây? 

Bạn nghĩ chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc ngồi vào máy tính để tạo biểu đồ hay bảng biểu? Lầm rồi, công việc này phải bắt đầu chuẩn bị từ trước đó. Một người kể chuyện qua dữ liệu giỏi sẽ luôn bắt đầu từ người xem của mình và lập ra những thông điệp chính mà họ muốn truyền tải:

  • Tôi đang cố gắng đạt được điều gì với những dữ liệu đã chọn?
  • Đối tượng của tôi là ai? Họ quan tâm đến điều gì? Họ mong đợi dữ liệu được trình bày cụ thể và chi tiết đến mức độ nào?
  • Ý tưởng xuyên suốt của tôi là gì? Hoặc điều tôi muốn người xem biết tới hoặc làm theo với dữ liệu của tôi là gì?

Người kể chuyện cũng nên xác định xem “Dữ liệu tôi đang chọn có phải là câu chuyện tôi muốn kể hay không?” Nếu câu trả lời là có, hãy cố gắng tận dụng tốt dữ liệu đó. Và bây giờ mới là lúc bật máy tính, bắt đầu vẽ nên những hình ảnh về dữ liệu của mình thôi nào.

Lời kết

Văn hóa dựa vào dữ liệu ngày càng phổ biến, data storytelling sẽ tạo thêm uy tín cho bất kỳ nội dung truyền tải nào. Đối với doanh nghiệp, nó đem đến hiệu quả hoạt động cực kỳ lớn. Bạn muốn biết cách sáng tạo và vận dụng data storytelling hiệu quả, hãy tham khảo khóa học Phân tích và thấu hiểu dữ liệu nhân sự – kinh doanh trong doanh nghiệp do Trung tâm tin học MOS kết hợp cùng OFFICELAB tổ chức.

Khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về việc xây dựng và sử dụng kỹ thuật kể chuyện dữ liệu (data storytelling) để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tin khóa học chi tiết xem tạihttps://bit.ly/2VrKdxg 

Thông tin liên hệ:

Trung tâm tin học văn phòng MOS – Viện kinh tế và thương mại Quốc tế – Đại học Ngoại Thương

Email: [email protected]

Hotline: 0914 444 343

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *