trình bày tiểu luận

Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận đúng chuẩn format cho sinh viên

Là sinh viên, hẳn ai cũng từng làm tiểu luận cho môn học và khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc chau chuốt cho nội dung thì chỉn chu trong hình thức cũng là một trong những yếu tố quyết định đến điểm số của bạn. Không phải ai cũng nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn format, dẫn đến việt bị trừ điểm đáng tiếc.Trong bài viết này, Tinhocmos sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận đúng chuẩn.

Tiểu luận, khóa luận là gì?

Tiểu luận là một tài liệu học thuật dạng văn bản, trình bày về một nghiên cứu, quan điểm hoặc phát hiện của người viết lên quan đến một đề tài, vấn đề cụ thể. Bên cạnh tiểu luận còn có một số dạng tài liệu học thuật khác như khóa luận, luận án, báo cáo học tập… để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học người học.

Ở trường đại học, tiểu luận của sinh viên thường chỉ dài từ 10-20 trang, tùy vào quy định của trường và yêu cầu của giảng viên môn học. Khóa luận tốt nghiệp, hay luận văn tốt nghiệp sẽ có độ dài lớn hơn nhiều, lên tới 60-80 trang tùy từng trường, và tất nhiên yêu cầu cũng phải cao hơn.

Hình thức trình bày tiểu luận chuẩn

Những lầm tưởng khi trình bày tiểu luận

Khi viết tiểu luận, nhiều người chỉ quan tâm tới nội dung mà quên không dành thời gian cho việc định dạng tiểu luận cho đúng chuẩn, hoặc trình bày theo cảm tính và sở thích. Mặt khác, một số sinh viên lại nghĩ rằng trình bày tiểu luận cần ấn tượng với nhiều hình ảnh và cách sắp xếp phá cách.

Đây đều là những suy nghĩ sai lầm vì các văn bản học thuật đều có những quy tắc trình bày nhất định, cần có sự nghiêm túc chứ không phải sự sáng tạo đột phá. Trình bày tiểu luận một cách chuyên nghiệp cũng chính là cách bạn ghi điểm và lấy hảo cảm của giảng viên, trong khi trình bày “màu mè” , ngược lại, lại gây “mất điểm”. Vậy những quy tắc trình bày tiểu luận chuẩn format là gì, cùng Trung tâm tin học văn phòng MOS – Tinhocmos tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Thế nào là bố cục của một tiểu luận, khóa luận chuẩn format?

Một tiểu luận có thể khác nhau về độ dài và nội dung, nhưng nhìn chung bố cục cần có các mục như sau (chỉ liệt kê, không theo thứ tự):

+ Trang bìa: Trang bài bạn nên làm theo form mẫu theo yêu cầu của từng trường, vì mỗi trường sẽ có một yêu cầu riêng. Bạn cần có một bài cứng và một bìa lót/ bìa phụ bên trong. Trên bìa cần đầy đủ thông tin như tên trường, khoa, logo trường, tên đề tài , tên sinh viên, mã sinh viên, lớp, giảng viên hướng dẫn, thời gian và địa điểm viết tiểu luận.

trình bày bìa tiểu luận

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Lời mở đầu và Lời cảm ơn

+ Mục lục: bao gồm 3-4 cấp tiêu đề (tối đa là 4) và tối thiểu phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

+ Danh mục bảng biểu, hình vẽ…

+ Danh mục các từ viết tắt, thuật ngữ (nếu có)

+ Nội dung triển khai thì tùy từng loại tiểu luận, nhưng dàn ý phổ biến nhất được sử dụng là cơ sở lý luận/ lý thuyết -> thực trạng -> giải pháp

+ Danh mục tài liệu tham khảo

> Xem thêm: Cách tạo hoa văn bìa tiểu luận trong Word

Các yêu cầu khi trình bày tiểu luận trong Word chi tiết

  • Khổ giấy: A4 (201mmx297mm), kiểu trang: potrait (dáng đứng)
  • In trên một mặt
  • Căn lề: trên, dưới: 2.0->2,5 cm, phải: 2,0 cm, trái: 3.0->3,5 cm, Header & Footer: 1,5 cm (tùy yêu cầu của từng trường và giảng viên)
  • Font chữ: Times new Roman (sử dụng bảng mã Unicode)
  • Cỡ chữ: 13 (có thể cỡ chữ 14 với tên chương)
  • Cách dòng: 1.2-1.3 lines.
  • Đánh số trang, mục lục tự động. Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, trang danh sách bảng, hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang
  • Tên và mã sinh viên (MSV) ở header hoặc footer trong từng trang
  • Đối với các hình và bảng biểu minh họa, cần có tên và chú thích cho ảnh hoặc bảng

> Xem thêm: Đánh số trang từ một trang bất kỳ trong Word 2013, 2016, 2019

Một số lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo

  • Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng loại tiếng ( Việt, Anh…). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài.
  • Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng thứ tiếng theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)
  • Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết : số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản…)
  • Trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề tài phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [1].
  • Cần nắm rõ yêu cầu về cách trích dẫn tài liệu tham khảo: APA hay Harvard… để trình bày theo đúng format

Lời kết

Trên đây là những quy định cơ bản trong trình bày tiểu luận. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc trong quá trình sử dụng Word để trình bày tiểu luận, cuốn sách mới ra mắt của Tinhocmos “Thành thạo soạn thảo văn bản Word: Mẹo và các lỗi thường gặp” hoặc “Dịch vụ hỗ trợ chỉnh sửa hình thức luận văn” của Tinhocmos để hỗ trợ bạn chi tiết cách soạn thảo tiểu luận, luận văn chuyên nghiệp và chuẩn format.

Hy vọng theo những chỉ dẫn trên đây, bạn sẽ có được bài tiểu luận được trình bày đúng chuẩn và gây được ấn tượng tốt với giảng viên. Chúc các bạn thành công!

Thông tin liên hệ 

Trung tâm tin học văn phòng MOS – Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Đại học Ngoại Thương

Email: [email protected]

Hotline: 0914 444 343

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA
PROTECTED
All in one